로고
새문안교회
+ Tình Hình Hiện Tại của Truyền Giáo Hải Ngoại

>> Công tác mở rộng lãnh vực truyền giáo


Ban truyền giáo hải ngoại của Hội Thánh Sê-mun-an chúng tôi đã bắt đầu vào năm 1966 trong chuyến truyền giáo Mê-xi-cô. Hội thánh nhận thấy cần truyền giáo cho Mê-xi-cô là quốc gia Thiên Chúa giáo nên đã sai phái mục sư Woo Sang Pum đến làm giáo sĩ. Sau 6 năm truyền giáo tại Mê-xi-cô, giáo sĩ trở về vào năm Sa-bát và kết thúc nhiệm vụ. Đến năm 1986 Hội Thánh bắt đầu truyền giáo cho Thái Lan và đã sai phái mục sư Cho Chun Huyng làm giáo sĩ. Từ năm 1956 Tổng hội đã sai phái mục sư Kim Soon Il và Chae Chan Yong làm giáo sĩ cho Thái Lan, nhưng với lý do Giáo hội phân chia (Tonghap, Hapdong) nên đã cắt đứt công tác truyền giáo, đó là việc đáng tiếc.

1) Truyền giáo cho Thái Lan
Thái lan là nơi được tuyển chọn làm nơi truyền giáo đầu tiên của khu vực Đông Nam Á. Nhân cơ hội kỷ niệm Tin lành đến Hội Thánh Sê-mun-an 100 năm. Hội Thánh đã kết ước truyền giáo với Giáo hội Thái Lan và đã sai phái Giáo sĩ. Hiện tại, Hội thánh chúng ta đã hiệp lực với Giáo hạt đệ nhất Giáo hội Thái Lan, và đang điều hành Cơ quan truyền giáo Hàn-Thái Rampun tại Yangmai. Yangmai là thành phố lớn thứ hai của Thái Lan, giống như Bình Nhưỡng ở nước ta, Yangmai là trung tâm truyền giáo của Đông Nam Á, cũng là trung tâm của Cơ đốc giáo (văn hóa, kinh tế, giao thông). Tại đây chúng ta đã chọn hai khu vực để xây dựng Hội quán truyền giáo Hàn-Thái tại Rampun, và Trung tâm giáo dục Cơ đốc đào tạo các nhà lãnh đạo Cơ đốc Thái Lan hiện tại.
Hội quán truyền giáo Hàn-Thái Rampun được xây dựng khoảng 400 pyong (1320 m2) trên khu đất 8,000 pyong (16,400 m2) trong đó gồm có Thánh đường, tòa phục vụ, nhà ăn, nhà ở, và cả thiết bị phụ đạo. Tại đây đã tổ chức nhiều chương trình như là truyền giáo, khám chữa bệnh từ thiện, dạy đàn Tây dương cầm (piano), học tiếng Hàn, tiếng anh, dạy Đài quyền đạo (Taekwondo) cho người dân Thái Lan trong khu vực. Giáo sĩ Kim Chang Won làm viện trưởng, và giáo sĩ Pak Chon Pom làm viện phó.
Trung tâm Giáo dục Cơ đốc Mexuoy cũng được xây dựng trên mảnh đất tương đương 8,000 pyong (16,400 m2) Thánh đường, cơ quan giáo dục, ký túc xá học sinh và nhà ở. Tại ký túc xá với khoảng 50 em đang theo học trung học cơ sở và phổ thông được cung cấp thức ăn, có tổ chức chương trình tĩnh nguyện, học Kinh Thánh và đào tạo về niềm tin Cơ đốc.
Trường học Cơ đốc (quá trình 6 năm) với chương trình nội trú. Trường học Cơ đốc chính thức thừa nhận với khoảng 30 em đang học, và năm 2015 là khóa tốt nghiệp đợt 1. Trong các em tốt nghiệp hạng ưu sẽ được chọn sang du học tại Hàn quốc với chương trình đào tạo lãnh đạo.
Những em tăng trưởng trong đức tin trở nên gương mẫu cho học sinh trong trường và cũng là học sinh ưu tú. Và cũng có em đang học tại Trường Thần học Payap cũng như trường đại học tại địa phương. Tại đây có trang thiết bị hiện đại nhờ những ân nhân giúp đỡ mà việc giảng dạy Tiếng Anh, Vi tính, Piano, Taekondo, Tiếng Hàn đạt chất lượng. Giáo sĩ Kim Chang Won đang là giáo viên cho dân tộc San, nhưng cũng có nhiều chương trình tại Trường Thần học của dân tộc Lahu và thăm viếng dân tộc San, huấn luyện các nhà lãnh đạo tại đây.

a. Khu vực Chiangmai:
    - Mở rộng giúp đỡ các giáo sĩ và Hội Thánh địa phương
    - Tiếp tục giúp đỡ và tài trợ cho các Cơ quan và Hội Thánh đã từng giúp giáo sĩ Cho Chun Huyng

b. Hội quán truyền giáo Hàn-Thái Rampun giữ vai trò trọng tâm truyền giáo Đông Nam Á
    - Giúp đỡ bồi linh cho các giáo sĩ đang hoạt động tại Lào, Miến Điện, Cam-bốt, Việt Nam, In-đô-nê-si-a

c. Vận hành Trung tâm giáo dục Cơ đốc Mêxuy
     - Cho phép các học sinh dân tộc San sử dụng Ký túc xá để Học Kinh Thánh, Cầu nguyện tĩnh nguyện,
          đào tạo môn đồ, tập hoạt cảnh và những hoạt động giáo dục về niềm tin
     - Tài trợ chương trình giáo dục tiếng Anh, vi tính, nông ngư nghiệp, và dần dần mở rộng trang thiết bị cho văn hóa,
           thể thao mang tính Cơ đốc
     - Cơ quan Tin lành để đào tạo các nhà lãnh đạo Thái Lan có lòng tin chắc chắc theo định kỳ
     - Cơ quan đào tạo các nhà lãnh đạo dân tộc San và Thái

d. Công tác mở Hội Thánh mới
     -Đặt trọng tâm khu vực tại dân tộc San mà đã mở gần 20 Hội Thánh mới. Đại đa số các Hội
       Thánh này mở mang là nhờ sự tài trợ của tín hữu Sê-mun-an, và đang tiếp tục mở rộng thành hệ thống liên hiệp đức tin.

2) Truyền giáo tại Nga
Cách thủ đô Mát-cơ-va về hướng nam 1,100 km, tại một khu vực gọi là Volcoglad thuộc tiểu quốc Vị Thành xưa, tại đây có khoảng 30,000 nghìn người Cao ly đang sinh sống.
Tại đây, sau khi Liên Xô tan rã, những người dân Cao ly này bị đánh mất phương hướng và sinh sống khó khăn, nên Hội Thánh Sê-mun-an đã xây dựng trung tâm truyền giáo cho những người quốc tịch Nga. Những người Cao ly này còn mang ý thức cổ Cao ly nhưng đã không còn rành ngôn ngữ và lịch sử nước nhà nên chương trình truyền giáo đã có chiến lược dạy tiếng Hàn cho thế hệ thứ 2 và 3, cũng như truyền giảng Phúc âm.
Tại đây, giáo sĩ Chong Kuyn Oh đã được sai phái và truyền giáo.
Các tín hữu của Hội thánh Sê-mun-an dâng hiến và đã mua tòa nhà khoảng 350 pyong (1,155 m2) trên khoảng đất 600 pyong (2,000m2), và chỉnh tu xong. Trong tòa nhà có Phòng Thờ phượng, nhà ăn, nhà nghỉ đủ không gian để những người Nga có thể giao lưu văn hóa, và cũng có chương trình dành cho thanh thiếu niên, người Cao ly, người già cả.
Các tín hữu của Hội thánh Sê-mun-an dâng hiến và đã mua tòa nhà khoảng 350 pyong (1,155 m2) trên khoảng đất 600 pyong (2,000m2), và chỉnh tu xong. Trong tòa nhà có Phòng Thờ phượng, nhà ăn, nhà nghỉ đủ không gian để những người Nga có thể giao lưu văn hóa, và cũng có chương trình dành cho thanh thiếu niên, người Cao ly, người già cả.

a. Khu vực Volgograd: Giáo sĩ Chong Kuyn Oh truyền giáo cho người Cao ly
      - Dự định thiết lập và vận hành Trung tâm truyền giáo

b. Khu vực Vladivostok: Giáo sĩ Chong Ho Sang đảm trách Trường thần học
      - Tài trợ Hội Thánh địa phương và các giáo sĩ
      - Tài trợ các Hội Thánh mở và mục vụ của các sinh viên tốt nghiệp từ trường Thần học


3) Truyền giáo cho Đông Bắc Á
Trung quốc có tỷ lệ dân cư chiếm 1/4 dân số thế giới, là nước lớn, có lịch sử Cơ đốc bắt đầu trước Hàn quốc. Hiện vẫn là Quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản nhưng từ sau cách mạng văn hóa thì số lượng tín hữu gia tăng nhanh chóng, hiện tại có khoảng 120 triệu tín hữu.
Một giáo sĩ được sai phái đến Đông Bắc Á sau khi xong Thạc sĩ tại Diễn Cát và theo học tại Tiến sĩ tại Trường đại học Bắc Kinh. Sắp đến với mối quan hệ tốt đẹp giữa Hàn quốc và Trung Quốc vị giáo sĩ này giữ vai trò quan trọng trong sự đào tạo các nhà lãnh đạo. Trong thời gian nghiên cứu, vừa giúp công tác truyền giáo; vừa giúp đỡ Trường Kinh Thánh, Thần học cho Giáo hội Trung quốc lẫn giúp công tác Thư viện, và vững vàng trong nhiều cách truyền phúc âm. Nhưng ở Trung quốc vẫn còn cấm truyền giáo người nước ngoài nên âm thầm truyền giáo cách gián tiếp và cũng gặp nhiều khó khăn.
Cáp Nhĩ Tân là khu vực tiếp giáp với Bắc Hàn, đây là nơi mà sức mạnh của Hội Thánh Hàn Quốc chưa chạm đến. Trong khoảng 2 vạn người Triều Tiên Chosun thì có 700-800 người đã mượn Hội Thánh người Trung quốc để thờ phượng; hiện nay đang tìm địa điểm để xây cất Thánh đường cho dân tộc Chosun. Nếu tìm được địa điểm thuận tiện sẽ xây nhà thờ với quy mô 2 tầng.
Ngoài ra cũng tài trợ cho một người mục vụ dân tộc Chosun theo học chương trình tiến sĩ tại Trường Thần học Changshin để đào tạo lãnh đạo Trung quốc.


a. Tài trợ một lãnh đạo người địa phương đang du học.
b. Hiệp lực với Giáo hội Samja
     - Tài trợ học phí và sinh hoạt phí cho các thiếu nhi trung tín nhóm lại.
c. Mở rộng khu vực truyền giáo đến nhiều nơi, chủ yếu là các thành phố lớn của Trung quốc
     - Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Cáp Nhĩ Tân, Hồng Kông, Diên Biên等
d. Tài trợ cho một mục sư người Trung quốc đang học tại trường Changshin
     - Lớp học Kinh Thánh bằng tiếng Trung
e. Phương cách truyền giáo Nhật Bản
     - Tài trợ cho một mục sư người Nhật Bản đang học tại trường Changshin
     - Lớp học Kinh Thánh bằng tiếng Nhật

4) Truyền giáo cho Việt Nam: Truyền giáo cho các người Việt Nam đang làm việc tại Hàn quốc教
Cảm tạ Đức Chúa Trời đã cho cơ hội đặc biệt trong việc truyền giáo Phúc âm mà không cần phải ra nước ngoài. Đó là những người lao động, gia đình đa văn hóa, du học sinh nước ngoài đến học tập và làm việc tại Hàn quốc. Công tác truyền giáo cho người nước ngoài đang sống tại Hàn có thành quả cao hơn nhiều so với sai phái giáo sĩ ra nước ngoài.
Hội Thánh chúng ta đã sớm nhân thức tầm quan trọng của truyền giáo cho người nước ngoài, và từ hơn 21 năm qua (từ Chúa nhật 27 tháng 11 năm 1994) Hội Thánh đã thực thi việc truyền giáo và phục vụ với đối tượng là những người Việt Nam có nhiều nhân duyên và điểm chung với ngôn ngữ đặc biệt, văn hóa, lịch sử cũng tương đồng.

a. Truyền giảng / Thờ phượng / Đào tạo / Báp-têm / Thăm viếng người về nước
  a) Truyền giảng (các kỳ lễ, quan hệ) và Thăm viếng chăm sóc
  b) Thờ phượng tuần hoàn theo khu vực (mỗi tối Thứ Bảy từ lúc 8 giờ): chia thành 3 khu vực
  c) hương trình cầu thay: mỗi tối Thứ Năm lúc 10-11 giờ, cả Hội Thánh cùng cầu nguyện
      tại nhà mình với những nan đề của Hội Thánh và cá nhân các tín hữu muốn cầu thay
  d) Ngợi khen & thờ phượng
      - Thờ phượng Lễ 4 (mỗi chiều Chúa nhật lúc 1 giờ 30): Tín hữu tham dự thờ phượng
        tại khu vực dành cho người nước ngoài tầng 3.5, mục sư Võ Đức Trí thông dịch
      - Thờ phượng riêng của người Việt Nam (mỗi chiều Chúa nhật lúc 3 giờ):
        Phòng 501 tòa Underwood, mục sư Võ Đức Trí đảm trách
  e) Nhóm Tổ (mỗi chiều Chúa nhật sau giờ Thờ phượng, Tòa Midofa phòng 317):
       Tổ nhóm thảo luận, thông công, và chuẩn bị cho chương trình Thờ phượng
  f) Báp-têm (người thành nhân / trẻ em): Mỗi năm tổ chức chung với Hội Thánh Hàn Quốc
  g) Các tín hữu trở về quê hương sẽ liên kết với Hội Thánh địa phương và tiếp tục chăm sóc niềm tin cho đến khi thích ứng

b. Lớp học tiếng Hàn (mỗi Chúa nhật lúc từ lúc 11 giờ đến 1 giờ 15, Tòa Midofa): chia thành lớp sơ cấp và lớp trung cấp

c. Luyện tập Ngợi khen và nhạc khí (mỗi tối Chúa nhật từ 7-9 giờ, Tòa Midofa phòng 317).

d. Kỳ lễ hay Lễ hội
  (1) Bồi linh Tết Trung Thu (bắt đầu từ năm 2001)
    - Thời gian: 3 ngày 2 đêm nhân Tết Trung Thu
    - Địa điểm: Dưỡng linh quán Sê-mun-an (Huynri)
    - Đối tượng: tất cả tín hữu và người mục vụ người Việt Nam đang sống tại Hàn quốc

  (2) Bồi linh Tết Nguyên đán (bắt đầu từ năm 2005)
    - Thời gian: 2 ngày 1 đêm nhân Tết Nguyên đán

  (3) Bồi linh hè
    - Thời gian: 1 ngày, hoặc 2 ngày 1 đêm nhân kỳ nghỉ hè của tín hữu

  (4) Lễ Giáng sinh
    - Thời gian: nhân Chúa nhật Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh

e. Hoạt động khác
  (1) Nhóm Sinh viên Cơ đốc
    - Thời gian: mỗi Thứ Sáu từ 7-10 giờ
    - Địa điểm: phòng 317 Midofa
    - Đối tượng: các sinh viên Cơ đốc Việt Hàn

  (2) Nhóm thờ phượng và cầu thay cho Hội Thánh (mỗi tháng vào Thứ Ba tuần cuối tháng, từ 11 đến 1 giờ)

�ΰ�
SAEMOONAN PRESBYTERIAN CHURCH
Saemoonan Church : Main number 02-732-1009
Main/General Office: 79, Saemunan-ro, Jongno-gu, Seoul, Korea 03182
Main/General Office: 732-1009 FAX : 733-8070
COPYRIGHT(C) 2015 SAEMOONAN All Rights Reserved.